Điều cần xem xét đầu tiên chính bộ vi xử lý của máy. Ở phiên bản Surface Book 2 15’’ thì bộ vi xử lý và GPU nó đôi lúc sẽ cần khá là nhiều điện năng so với mức tiêu chuẩn tiêu thụ điện mà bộ cấp điện của máy có thể cung cấp được. Điều này đồng nghĩa với việc rằng là trong quá trình người sử dụng đang chơi những tựa game nặng hay thực hiện một số tác vụ cao cấp như mã hóa video, edit video,… Surface Book 2 15’’ sẽ "ngốn" pin ngay cả khi đang cắm sạc. Không rõ lý do vì sao Microsoft lại giới hạn bộ cấp điện ở mức 102 watts (nhưng chỉ 95 watts được cấp cho hệ thống), nhưng nếu họ sản xuất một bộ cấp điện mạnh hơn thì người dùng cao cấp sẽ hài lòng hơn rất nhiều.
Cổng kết nối của Surface Book
Điều trớ trêu thứ hai, cả hai phiên bản màn hình của Surface Book 2 đều được trang bị các cổng kết nối USB-C 3.1, nhưng chúng đều chỉ là cổng USB-C Gen 1, tức bị giới hạn tốc độ truyền tải 5 Gb/s. Cùng với đó, Surface Book 2 cũng không hề hỗ trợ cổng Thunderbolt 3 – cổng kết nối có tốc độ cực nhanh lên tới 40 Gb/s, cùng khả năng hỗ trợ các kiểu hiển thị cao cấp, chuyên nghiệp. Khuyết điểm này cũng đã khiến cho Surface Book 2 mất đi một cơ hội vàng ngọc để được trở thành chiếc máy thay thế cho các desktop thông thường.
Điều cuối cùng mà Surface Book 2 còn gặp phải là chiếc máy này vẫn còn tồn tại khá nhiều lỗi nhỏ phát sinh khi người dùng sử dụng như: phát ra tiếng động lớn khi gập máy trên mẫu 13,5 inch, một số vấn đề liên quan tới việc gắn màn hình vào hoặc rút màn hình ra khỏi bàn phím, và khi vẽ các đường thẳng bằng bút Surface Pen thì có thể gặp các lỗi không ra nét hoặc màn hình chưa nhận được cảm ứng từ bút,…
Surface Book 3 cần có những gì?
Chắc chắn với một số lỗi nêu trên thì Surface Book 3 cũng nên khắc phục triệt để được chúng. Nhưng đồng thời bên cạnh đó Microsoft cũng nên chú trọng hơn vào phần thiết kế của chiếc máy này.
Đặc điểm của dòng Surface đều có tính mỏng nhẹ, và Surface Book 2 cũng như vậy ở cả hai phiên bản 13,5’’ và 15’’. Cho nên những tác vụ đơn giản như vẽ, viết chữ, xem video đều rất tiện lợi, dễ dàng thực hiện. Thế nhưng liệu bạn có thể cầm một chiếc máy này để giải trí hay làm việc nhiều giờ liên tục? Vì vậy Microsoft nên mang tới Surface Book 3 một chân đứng (kickstand) để giúp máy có thể hoạt động giống như một chiếc tablet thực thụ.
Một số thông số người dùng chờ đợi
Theo thông số kĩ thuật của máy, mức RAM tối đa của Surface Book 2 là 16GB, với con số 16 này thì khá là phù hợp với những ai làm văn phòng, làm việc đơn giản với máy qua các ứng dụng Officie hay giải trí, xem phim,… nhưng đối với những ai chuyên về làm thiết kế đồ họa, kĩ xảo có lẽ chưa mượt lắm. Microsoft nên cho phép máy hỗ trợ tối đa 32GB RAM, biến nó trở thành một chiếc laptop thực sự mạnh mẽ và tiện dụng đối với các chuyên gia chỉnh sửa hình ảnh và video.
Điều cuối cùng mà Surface Book 3 cần có đó là máy nên hỗ trợ gam màu rộng hơn mặc dù màn hình Surface Book 2 khá xuất sắc ở mọi phương diện từ độ sáng, độ tương phản cho tới độ sắc nét. Nếu Microsoft muốn Surface Book 2 hoạt động như một studio di động và có thể cạnh tranh được với MacBook Pro, thì Surface Book 2 cần được trang bị một tấm nền hỗ trợ gam màu rộng hơn so với múc trung bình hiện tại, áp dụng tấm màn hình của Surface Studio vào chiếc Surface Book 3 thì sẽ là một lựa chọn tuyệt hảo.
Ngoài những bằng sáng chế liên quan đến Surface Pen và bản lề được nhắc tới trong thời gian qua, tới nay chúng ta vẫn chưa hề được biết thêm bất kỳ thông tin cụ thể nào về các tính năng mới sẽ xuất hiện trên Surface Book 3. Phải công nhận một điều rằng Surface Book 2 là một chiếc máy tính 2 trong 1 tuyệt vời, thế nhưng như đã đề cập ở trên, dù hoàn hảo cỡ nào thì các sản phẩm đều có những khuyết điểm riêng cần được cải tiến, và chúng ta hãy cùng xem Microsoft sẽ có dự định gì với Surface Book 3 trong năm 2019 sắp tới không nhé.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét