Bản lề đặc trưng của Surface Book hoạt động thế nào
Surface Book được Microsoft trình làng vào tháng 10 năm 2015. Tại thời điểm đó, không ít người đã hoài nghi về cách hoạt động của chiếc máy này, đặc biệt là ở chiếc bản lề kì lạ nhất lúc bấy giờ với cái tên vô cùng “ngầu” “Dynamic Fulcrum Hinge” (tạm dịch là bản lề điểm tựa động).
Đập tan sự hoài nghi đó, Surface Book đã nhanh chóng chứng tỏ được giá trị của mình và giúp cho Microsoft thu về số tiền không nhỏ. Tiếp nối thành công đó, Microsoft đã phát hành sản phẩm nâng cấp Surface Book 2. Phiên bản mới mang theo rất nhiều nâng cấp về cấu hình, thời lượng pin, bàn phím,... Tuy nhiên, điểm đáng chú ý chính là việc nó vẫn sử dụng thiết kế bản là Dynamic Fulcrum Hinge.
Bản lề là 1 vũ khí bí mật của sản phẩm Surface Book
Và trùng hợp thay, một lần nữa, Microsoft lại thành công với chiếc laptop mới của mình. Liệu có phải rằng chiếc bản lề kì lạ đang mang lại may mắn cho Microsoft, hay chính nó là 1 vũ khí bí mật mà ít người để ý đến khi nhắc tới sản phẩm Surface Book. Hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu cách thức hoạt động của thiết kế được coi là “signature” của dòng sản phẩm này.
Nếu nói Dynamic Fulcrum Hinge chỉ là 1 chiếc bản lề đem lại may mắn cho Microsoft thì hoàn toàn bất công cho gã khổng lồ xứ Redmond. Ngay từ khi Surface Book ra mắt, chiếc bản lề này đã nhận được rất nhiều lời khen từ các chuyên gia công nghệ trên khắp thế giới. Thành phần cấu tạo nên Dynamic Fulcrum Hingle bao gồm: vỏ bọc bên ngoài và rất nhiều đốt cơ học ở bên trong. Khi gập máy lại, những đốt cơ học sẽ xếp liên tiếp cạnh nhau, còn khi mở máy ra thì từng đốt cơ học sẽ là điểm tựa cho đốt tiếp theo.
Cơ chế hoạt động của bản lề Surface Book
Cơ chế hoạt động chiếc bản lề của Microsoft khá tương đồng với bản lề của laptop Lenovo Yoga Pro 3. Điểm cộng của chiếc bản lề từ Microsoft chính là việc được thiết kế vỏ bọc kín kẽ hơn. Chiếc vỏ bọc thân thiện này cùng khả năng tháo rời linh động đã thể hiện sự vượt trội của Surface Book.
Cũng nhờ điều này, khi chiếc laptop Surface Book đóng lại, phần bản lề sẽ kết nối phần màn hình và bàn phím lại, còn nó thì sẽ ôm trọn cả 2. Ngược lại, khi chúng ta mở laptop ra, nhờ vào kết cấu của chiếc bản lề, nó sẽ giữ cho phần màn hình dựng lên, tạo cảm giác như đẩy màn hình ra xa khỏi bàn phím.
Vì là 1 chiếc laptop “2 trong 1”, dòng Surface Book cũ có thể sử dùng như 1 chiếc tablet. Microsoft đã đặt 1 chiếc nút nhấn cơ học trên phần bản phim và 1 bộ phân được gọi là Muscle wire locks nằm trên phần màn hình của máy có chức năng kết nối, cố định 2 bộ phận là màn hình với bàn phím của máy khi ở chế độ laptop.
Cách sử dụng tính năng này trên Surface Book
Khi người dùng ấn vào nút này, bàn phím sẽ gửi tới màn hình tín hiệu, ngay lập tức, bộ phận Muscle wire locks sẽ mở khóa, lúc dó màn hình của Surface Book sẽ được tách rời ra khỏi bàn phím.
Khác với các thiết bị Surface khác khi có thể tháo rời ngay lập tức màn hình khỏi bàn phím để chuyển từ dạng laptop sang tablet, Surface Book sẽ phải đợi 1 chút khi tách rời màn hình bởi máy sẽ chuyển đổi chế độ sử dụng GPU. Bện cạnh đó, nếu máy đang tắt thì bạn cũng sẽ không thể tháo rời được màn hình khỏi bàn phím bởi khi đó nút ấn sẽ không có tác dụng.
Tựu chung lại thì bộ phận dây cơ trên Muscle wire locks được những người có chuyên môn nhận đình là rất vững chắc bởi nó giúp cho chiếc Surface Book vừa có thể đứng vững khi ở dạng laptop, vừa dễ dàng tháo lắp khi ở dạng tablet.
Trên đây chỉ là cách thức hoạt động của chiếc bản lề đặc trưng mà Microsoft trang bị cho Surface Book. Dù nói sao đi chăng nữa, ta cũng phải khẳng định Surface Book thành công còn là do nó thực sự là 1 con quái vật với cấu hình, đồ họa tuyệt vời. Phiên bản mới nhất của máy là Surface Book 2 được đánh giá là 1 trong những chiếc laptop hoàn hảo nhất thế giới hiện nay với hiệu năng kinh ngạc mà nó mang lại. Rất có thể trong thời gian tới, Microsoft sẽ còn tiếp tục phát triển Surface Book 3. Hãy cùng chờ đợi xem đại gia công nghệ sẽ mang điều bất ngờ gì đến với chúng ta.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét